Đối với Hoàng Sa và một
số đảo và đá ngầm trong quần đảo Trường Sa đã bị Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa cưỡng chiếm trong các năm 1956, 1974 và 1988, nhân dân
Việt Nam không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp hoặc thương lượng nào
với Trung Hoa vì chúng là một phần lãnh thổ bất khả phân nhượng
của Việt Nam; và rằng chính quyền Trung Hoa phải chịu trách nhiệm
về những thiệt hại vô nhân đạo gây ra cho ngư dân Việt Nam và thân
nhân của họ. Mọi thỏa hiệp ngầm hay công khai của bất kỳ ai, kể
cả chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhằm từ bỏ một
phần hay toàn bộ lãnh thổ này được xem là vi phạm chủ quyền của
quốc dân Việt Nam, và các thỏa hiệp đó hoàn toàn bất hợp pháp. 26.6.2011.
CHIẾN
DỊCH ĐỔI TÊN BIỂN ĐÁNH ĐUỔI NGOẠI XÂM
93.000
người
từ hơn 130 quốc gia ủng hộ đổi tên biển
Xin
bấm vào đây để đến trang ký tên
Diễn
tiến chiến dịch đổi tên biển
Hình
ảnh và tường thuật biểu tình vệ quốc
Kết
quả kiến nghị yêu cầu công ty Google xóa Đường Lưỡi Bò
Quốc
tế nói về cuộc vận động đổi tên biển:
Quốc
tế
Formosa:
Tuyên
Cáo
Ký
Tên
Tố
cáo Trung cộng và WHO
âm
mưu đưa tin sai về dịch
Coronavirus
đang giết
hàng
vạn người và
gây
thiệt hại kinh tế
cho
hàng triệu triệu người
change.org
THÔNG
BÁO
Đại Dịch do vi trùng Vũ Hán (Covid-19)
bùng phát từ đầu năm nay đã và đang gây trở ngại cho một số hoạt
động của Nguyễn Thái Học Foundation. Do đó, Quỹ Học Bổng Nguyễn
Thái Học quyết định hủy bỏ chương trình cấp phát học bổng năm 2020.
Thay mặt Ban Điều Hành xin trân trọng
thông báo.
Ngày 23 tháng 08 năm 2020
Giám Đốc
Vũ Việt Văn
Nguyễn Thái Học Foundation
bgk@nguyenthaihocfoundation.org
Biển Đông: Pháp, Đức, Anh cùng gởi
công hàm lên LHQ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
RFI | 17.09.2020
Theo
trang mạng của Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp
Quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf CLCS),
Pháp, Đức và Vương Quốc Anh vừa đệ trình một công hàm chung gởi
Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách rộng khắp của Trung Quốc tại
Biển Đông.
Trong công hàm đề ngày 16/09/2020,
ba quốc gia châu Âu xác định rằng “các quyền lịch sử” đối với
vùng biển ở Biển Đông “không tuân thủ” luật pháp quốc tế và các
quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các
nước viện dẫn phán quyết trọng tài năm 2016 mà Philippines giành
được chống lại Trung Quốc.
Công hàm cũng ghi rõ : “Pháp, Đức
và Vương Quốc Anh nhấn mạnh rằng các tuyên bố chủ quyền dựa trên
việc thực thi “quyền lịch sử” trên vùng Biển Đông không tuân thủ
luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS". Công hàm
nhắc lại rằng phán quyết trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung
Quốc, đề ngày 12/07/2016, xác nhận rõ ràng điểm này.
Khẳng định trở lại lập trường pháp
lý của mình với tư cách là các quốc gia thành viên của UNCLOS, ba
nước Pháp, Đức và Anh cũng cho rằng tất cả các yêu sách trên
biển ở Biển Đông “cần được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình,
phù hợp với các nguyên tắc và quy tắc của UNCLOS, cũng như các phương
thức và thủ tục để giải quyết tranh chấp được quy định trong Công
Ước”.
XEM
TIẾP
Úc bác yêu sách của Bắc Kinh về Biển
Đông, ủng hộ Mỹ
VOA | 25.07.2020
"Không có cơ sở pháp lý nào
để Trung Quốc vẽ các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của
các thực thể hàng hải hoặc 'nhóm đảo' ở Biển Đông, bao gồm xung
quanh ‘Tứ Sa’ hay các quần đao ‘nằm ngoài xa’", vẫn theo tuyên
bố của Úc.
Úc
mới đây gửi tuyên bố chính thức lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu
sách lãnh thổ và hàng hải của Bắc Kinh đối với Biển Đông.
Tuyên bố của Úc cho thấy nước này
liên kết chặt chẽ hơn với Washington trong cuộc tranh cãi đang leo
thang giữa Mỹ và Trung Quốc về vùng biển.
Trong tuyên bố được nộp hôm 23/7,
Úc nói "không có cơ sở pháp lý" đối với một số yêu sách
của Trung Quốc về vùng biển, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến
việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi cạn và rạn san hô.
Bản thân các yêu sách của Trung Quốc
lâu nay vẫn bị Việt Nam và một số nước trong khu vực phản đối.
"Úc bác bỏ yêu sách của Trung
Quốc về ‘quyền lịch sử’ hay ‘quyền và lợi ích hàng hải’ được thiết
lập trong ‘quá trình hoạt động có tính lịch sử lâu dài’ ở Biển Đông",
bản tuyên bố viết.
XEM
TIẾP
Tàu hải cảnh Trung
Quốc tiến sát giàn khoan, khiêu khích Việt Nam?
VOA 09.07.2020
Tàu hải cảnh Trung Quốc một lần nữa
lại xuất hiện tại khu vực Bãi Tư Chính, một điềm nóng giữa Việt
Nam và Trung Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Theo hãng tin ANI (Asia’s Premier
News Agency), tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á tới Đá Xu-Bi
vào ngày 1/7, tới sáng 4/7 tàu chạy với tốc độ nhanh – 15 hải lý/giờ,
về hướng giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây của Việt Nam, một
giàn khoan đã hoạt động ổn định từ nhiều năm qua. Tin cho hay đôi
khi tàu Trung Quốc chỉ cách giàn Lan Tây có 1.3 hải lý.

Tới ngày 6/7, tàu hải cảnh 5402 đã
tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, giếng mà tập đoàn Rosneft
của Nga khoan thăm dò hồi năm ngoái, và bị tàu Hải Dương 8 cùng
các tàu hộ tống và cả máy bay thả bom sách nhiễu.
Theo kế hoạch đã định, lẽ ra Rosneft
tiến hành khoan thẩm lượng vào đầu tháng 6, nhưng từ tháng 5 đã
có tin cho biết Trung Quốc đã gia tăng áp lực chính trị để buộc
phải ngưng các hoạt động khai thác dầu khí tại đây. Vì áp lực của
Bắc Kinh mà kế hoạch của vn khai thác tài nguyên ở khu vực này tiếp
tục dậm chân tại chỗ.
XEM
TIẾP
Trung Quốc lại điều tàu khảo sát xâm
nhập EEZ của Việt Nam
VOA 17.06.2020
Một tàu khảo sát của Trung Quốc lại
xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và được xác định là
có mặt trong vùng biển cách đảo Phú Quý của Việt Nam có 182 hải
lý, trang tin Benar News của Mỹ trích dẫn các dữ liệu định vị cho
biết.

Theo Benar News, hai công cụ theo
dõi giao thông trên biển khác nhau cho thấy Tàu Hải Dương Địa chất
4 của Trung Quốc chạy về hướng các vùng biển của Việt Nam hôm Chủ
nhật 14/6/2020, ngang qua một căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây trên
Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa.
Tàu này được định vị lần cuối cùng
vào sáng ngày thứ Ba, cách đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận khoảng
182 hải lý, tức là bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của
Việt Nam.
Hiện không rõ lý do vì sao tàu Hải
Dương 4 được điều vào khu vực này, và chưa thấy chính phủ Trung
Quốc và Việt Nam lên tiếng về động thái này.
XEM
TIẾP
Biển
Nam Trung Hoa: Có gì trong cái tên?
Tác giả: Amb. Jaime Yambao
Phỏng dịch: Nguyễn Đức Bằng
Tác giả Jaime Yambao là cựu Đại
sứ của Phi Luật Tân ở Pakistan. Ông còn là cựu Phụ tá Ngoại giao
đặc trách Âu Châu Sự vụ.
Cuộc
vận động của Tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation sẽ là một
trắc nghiệm quan trọng cho việc liên hợp các dân tộc trong toàn
vùng Đông Nam Á. Đơn vị trong khu vực được gọi là Đông Nam Á,
theo lý luận cuả Nguyễn Thái Học Foundation, đã được chính
thức công nhận bởi Liên Hiệp Quốc như là một thực thể kinh
tế chính trị. Sự thành công của cuộc vận động này sẽ chứng
minh cho toàn thế giới rằng, toàn khối Đông Nam Á không chỉ
hiện hữu trên phương diện kinh tế vật chất mà còn trong tâm
khảm của các dân tộc trong vùng.
XEM
TIẾP
HRW: Việt Nam gia
tăng đàn áp các tiếng nói ‘chống đối’ trước đại hội Đảng 13
VOA 19.06.2020

Hôm 19/06, tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(HRW) lên tiếng tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp những những người
bất đồng chính kiến trước thềm đại hội Đảng 13, trong đó chính quyền
bắt giam hàng loạt các blogger và nhà báo độc lập, gần nhất là hai
ông Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường.
HRW cho biết công an Thành phố Hồ
Chí Minh vào ngày 13/06 bắt giữ ông Huỳnh Anh Khoa, người sử dụng
Facebook với tên là Nino Huỳnh, quản trị viên của một nhóm thảo
luận về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị Việt Nam.
Theo HRW, ông Khoa bị cáo buộc tội
“lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo
điều 331 của Bộ luật hình sự. Cũng theo tổ chức HRW, có tin một
quản trị viên khác của nhóm, ông Nguyễn Đăng Thường, cũng đã bị
bắt nhưng chưa rõ đã bị khởi tố hay chưa.
XEM
TIẾP
NGÀY TANG YÊN BÁI
17.06.1930 - 17.06.2020
TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG LIỆT NỮ
HY SINH
TRONG CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA
10.02.1930 CỦA VNQDĐ

Những người anh hùng
Yên Bái
Nguyễn Thị Thanh Trinh, BBC
Luận văn học bổng Nguyễn Thái Học
2009
Tôi
đã đọc “Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng” của nhà sử học
Bạch Diện.
Tôi đã đọc “Nhà yêu nước Nguyễn
Khắc Nhu” của chính con trai ông viết.
Lần giở từng trang sử Việt, tôi
thật sự đã gặp những anh hùng, những người con của đất Việt thân
yêu từ gần trăm năm trước. Hình ảnh cuối cùng đọng lại trong tôi
là vào một buổi sáng mờ sương, rét căm căm, 13 người anh hùng hiên
ngang lên máy chém thực dân.
Tôi còn ngạc nhiên hơn khi đọc câu
chuyện lãnh tụ Nguyễn Khắc Nhu tự nguyện sát nhập tổ chức Việt Nam
Dân Quốc vào Việt Nam Quốc Dân Đảng, và bằng lòng đứng dưới quyền
chỉ huy của một người sinh viên kém ông cả về tuổi đời lẫn kinh
nghiệm đấu tranh. Ngẫm nghĩ mãi, tôi mới hiểu rằng lịch sử có lý
do khi khắc ghi tên tuổi của họ. Bởi vì những con người ấy đã có
một hành động thật bình thường và rất tự nhiên - họ đã đặt quyền
lợi quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái và cá nhân.
XEM
TIẾP
Nhân dân Việt Nam
phải làm
Bshohai blog
Nếu đảng cầm quyền không làm thì
nhân dân Việt Nam phải làm...Nếu
không chúng ta sẽ chết, con cháu chúng ta sẽ tàn tật muôn đời, dân
tộc ta sẽ bị diệt chủng!
Chỉ trong nửa tháng qua, cá chết đã
lan rộng trên 418km, thì khoảng cách bờ biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau
là 1242km, chỉ mất khoảng 6 tuần! Nếu tính thời gian lan tỏa cá
chết từ Hà Tĩnh đến Mũi Cà Mau thì chỉ trong 8 tuần, kể từ ngày
dân phát hiện cách đây 2 tuần. Toàn bộ bờ biển Việt Nam trở thành
bờ biển chết theo như nghiên cứu của University of Technology Malaysia
về thủy lưu biển Đông. Cuộc chết này diễn ra đúng dịp 30/4/2016
cũng ngần ấy thời gian 55 ngày đêm, mà không chỉ chết cá, mà cả
con người.

Cuộc di dân những tử thi cá lần này
là một cuộc chết của dân tộc Việt không khác 55 ngày đêm của sự
cố 30/4/1975. 41 năm sau khi giành được miền Nam, năm nay đảng cộng
sản cầm quyền đưa dân tộc vào một "cuộc chết" khác bằng
độc dược cũng bằng khoảng thời gian giành lấy một miền Nam đang
đứng đầu Đông Nam Châu Á, rồi đưa nó về bùn nhơ tăm tối và hủy diệt
miền Nam chỉ vì tiền cho nhóm lợi ích của đảng?

71 năm ở miền Bắc, và 41 năm ở miền
Nam dân Việt sống trong một bầu không khí độc lập tự do nửa vời
dưới sự áp đặt của kẻ ngooại bang phương Bắc đã quá đủ để nhấn chìm
dân tộc Việt đi đến họa diệt vong không xa nữa. Tôi viết bài này
để chính quyền và người dãn hãy chọn lựa: Diệt vong hay là sống?
Kẻ thù của dân tộc Việt là ai? Hành động hay là chết?
XEM
TIẾP
Đã tới lúc phải đổi
tên Biển Hoa Nam
Yang Razali Kassim
Một
sáng kiến từ người dân như vậy là phù hợp với tầm nhìn của khu vực
- được nhấn mạnh bởi Chủ tịch hiện nay của ASEAN là Malaysia. Đó
là một ASEAN hướng tới người dân, lấy người dân là trung tâm.
Sẽ là thích hợp nhất nếu sáng kiến này phát triển thành một mong
muốn chung của 600 triệu người dân ASEAN và không chỉ gói gọn trong
10 chính phủ thành viên.
Thách thức thứ ba là làm thế nào làm
dịu tranh chấp Biển Đông ngay từ cấp độ nhận thức của dư luận. Có
lẽ đây là lúc tên gọi quốc tế Biển Hoa Nam cần được thay đổi. Một
chọn lựa thích đáng là dùng tên gọi Biển Đông Nam Á.
Philippines đã có một động thái tương
tự bằng cách gọi vùng biển này là Biển Tây Philippines. Khi mọi
người tiếp tục gọi là Biển Hoa Nam, có một thông điệp trong tiềm
thức rằng vùng biển này thuộc về một quốc gia xuất hiện trong tên
gọi, người phát ngôn lực lượng vũ trang Philippines nói. Bản kiến
nghị trực tuyến về việc đổi tên biển được nhắc tới ở trên được khởi
động bởi một quỹ của người Việt Nam, từ năm 2010 với ít nhất 10.000
người ủng hộ từ 76 quốc gia, gửi tới các nguyên thủ của 11 nước
Đông Nam Á cũng như LHQ và nhiều tổ chức quốc tế.
XEM
TIẾP
Đổi
tên biển có thể giúp tiến hành lại các cuộc đàm phán
Joshua Lipes -
RFA, 21.06.2011
Lược dịch: Bs.
Nguyễn Hy Vọng - NTHF
Một
số các nhà phê bình chỉ trích rằng cái tên “biển Nam Trung Hoa”
, South China sea, gợi ý rằng Trung Hoa có chủ quyền trên biển đó.
“Có thể đó là cái mà chúng ta phải
bắt đầu làm là đổi cái tên ấy đi.
Hãy gọi nó là Biển Hoà bình hay biển Thân thiện” [sic],
tôi nghĩ rằng sau đó chúng ta có thể bắt đầu tái thương lượng”.
Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc
ban điều hành An ninh và Chính trị của ASEAN nói như vậy.
Một giới chức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đưa ý kiến là nếu
đổi cái tên South China Sea đi, thì có thể giúp cho khởi động lại
các cuộc đàm phán, ngỏ hầu giải quyết những tranh chấp về lãnh hải
giữa Trung Hoa và 5 nước ASEAN khác.
Ảnh (RFA): Dr. Termsak Chalermpalanupap
Truyền thông quốc
tế nói về cuộc vận động đổi tên biển: XEM
TIẾP
"Kính thưa những người còn sống
Chúng tôi đã chết"
Danh
Sách
Hải
quân Quân đội Nhân dân Trung cộng
tấn
công, cướp của, và thảm sát Ngư dân Việt Nam

Ảnh: Ngư dân Nguyễn Hữu Biên bị hải quân Trung
cộng cướp của và thảm sát trong vịnh Bắc Việt ngày 8 tháng 1 năm
2005. Thi thể được ướp đá trong một thúng chài để mang về cho gia
đình - Bien Huu Nguyen, a fisherman, was robbed and murdered by
Chinese Communist naval forces in the Gulf of Tonkin on January
8th, 2005. His body was stuffed in a fishing basket of ice and brought
back to his family home. XEM
TIẾP
Từ
biển Giao Chỉ đến “đường lưỡi bò”
Nguyễn
Đình Đầu
Hầu
hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa
cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao
Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa
là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của
Việt Nam).
Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu
tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong
thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu)
có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc
giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp
biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây
là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về
nước ta từ thế kỷ XV.
Vì
sao biển Đông lại thành biển Trung Hoa?
Nguyễn Đình Đầu
Vấn
đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông I
Đinh Kim Phúc
Vấn
đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông II
Đinh Kim Phúc
Biển
Giao Chỉ
Hồ Bạch Thảo
SPEAK
FOR MEKONG!
Ủy
ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết bảo vệ sông Mekong
Trọng Nghĩa, RFI | 30.11.2011
Theo
Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương
của Thượng viện Mỹ, người đề xuất bản nghị quyết này, thì sự kiện
nghị quyết mang ký hiệu S.res. 227 được thông qua sẽ gửi một tín
hiệu kịp thời cho thấy là Hoa Kỳ ủng hộ các nỗ lực của Ủy hội sông
Mekong trong việc bảo vệ sự ổn định sinh thái và kinh tế của khu
vực Đông Nam Á.
Nghị quyết kêu gọi đại diện Mỹ tại các ngân hàng
phát triển đa phương là phải buộc các nước xin hỗ trợ tài chính
cho dự án thủy điện đập trên dòng chính của sông Mekong, là phải
tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Nghị quyết
cũng yêu cầu cơ chế Sáng kiến vùng Hạ nguồn Mekong Lower Mekong
Initiative – do Mỹ thành lập, kết hợp 4 nước Việt Nam, Lào, Cam
Bốt và Thái Lan - cung cấp nhiều kinh phí hơn cho các dự án cơ sở
hạ tầng trong vùng, và giúp các nước xác định các phương án bền
vững có khả năng thay thế các đập thủy điện trên dòng chính sông
Mekong.
S.Res.
227
Speak
For Mekong!
Báo
cáo mới về tác động môi trường của đập thủy điện Xayaburi tại Lào
bị tố cáo là sai sự thật
Trọng Nghĩa, RFI - 10.11.2011
Nhóm
bảo vệ môi trường Sông ngòi Quốc tế (International Rivers) vào hôm
qua, 09/11/2011, cáo buộc một công ty tư vấn Thụy Sĩ đã có những
kết luận « sai lạc » khi đánh giá tích cực công trình thủy điện
Xayaburi.
« Lào và các nước khác trong vùng sông Mêkông sẽ
rất là vô trách nhiệm nếu ủng hộ đập Xayaburi dựa trên những kết
luận sai lạc của bản báo cáo này ».
...
Đối với bà Trandem, bản báo cáo do chính phủ Lào
đặt hàng, đã « nhuộm xanh » tác động của con đập đối với ngành ngư
nghiệp, và là « một cơ sở không phù hợp để có thể quyết định (xúc
tiến việc xây dựng) đập thủy điện Xayaburi». Để dẫn chứng, chuyên
gia của tổ chức Sông ngòi Quốc tế nêu bật hai ví dụ : báo cáo của
Poeyry Energy không đề cập đến khả năng đập Xayaburi sẽ ngăn chặn
đường di cư của cá, cũng như không hề đặt nghi vấn về đề nghị sử
dụng các công nghệ chưa được kiểm nghiệm.
Liên
quan
Mỹ
cam kết hỗ trợ các nước khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Quốc Việt, thông tín viên RFA - 2010-07-23
ASIA:
Mistrust Lingers as China Confronts Thorny Mekong Issues
6 Apr 2010 (IPS)
Photo:
Drougth along the Mekong River
The New York Times
Video:
Dying Mekong threatens livelihoods
AlJazeera
|